Vải Lanh Là Vải Gì? Top 10+ Điều Cần Biết Về Chất Vải Lanh

Giữa hàng trăm hàng ngàn những chất liệu vải ngoài thị trường nhưng vải lanh vẫn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng người tiêu dùng. Với đặc tính nổi trội, loại vải này được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang, dùng để may đầm, quần áo, hay phụ kiện,… Biết chất mát là vậy, tính thẩm mỹ cao mang lại sự sang trọng cho người mặc là như thế. Nhưng, vẫn nhiều người chưa hiểu rõ hay còn đang nhầm lẫn với vải lụa. Ở bài viết này, Gạo House sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về chất liệu này nhé!

chất liệu vải lanh là gì
Chất liệu vải lanh và ưu điểm nhược điểm của vải

1. Tìm hiểu khái niệm vải lanh (linen) là gì?

Vải lanh được dệt từ các phần vỏ, xơ hoặc sợi của cây lanh. Đây là loại cây khá phổ biến những nơi có khí hậu mát mẻ như ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng núi Tây Bắc. 

Sau khi thu hoạch, các phần của cây lanh sẽ được chia ra và đem đi xử lý sạch sẽ sau đó là kéo sợi. Phần sợi đó tiếp tục được dệt thành tấm vải lanh cho chúng ta sử dụng như ngày nay. 

vải lanh dệt thoi
Sợi lanh được chiết suất từ cây lanh

Sợi lanh xơ có chiều dài khoảng 25 – 150mm và có lớp vỏ ngoài. Đường kính trung bình của một sợi lanh sẽ rơi vào khoảng 12 đến 16μm, chiều 

Sợi lanh được chia thành 2 loại: 

  • Sợi ngắn: Dùng để dệt vải thô
  • Sợi dài: Dùng để dệt vải lanh cao cấp.

2. Nguồn gốc của vải lanh

Từ thời xa xưa, khoảng 36.000 năm trước, con người đã biết trồng cây lanh để dệt thành sợi vải. 

  • Vào thời kỳ Lưỡng Hà cổ đại, người dân bắt đầu trồng cây lanh để thu hoạch và dệt thành vải. Lúc này, vải lanh chủ yếu được dùng để may quần áo cho tầng lớp thống trị.
  • Đến  thời Ai Cập cổ đại, các nhà khảo cổ phát hiện nhiều xác ướp được quấn bằng vải lanh, vẫn giữ được trạng thái nguyên vẹn.
  • Năm 1685, một số nghệ dân dệt vải nổi tiếng từ Cambrai đã di cư đến quần đảo Anh và định cư tại Lisburn. Sau đó, họ đã phát triển ngành dệt lanh. 
  • Năm 1971, hội đồng các nhà sản xuất vải lanh được thành lập tại Ireland, đánh dấu bước phát triển mới cho ngành dệt vải may mặc trên toàn thế giới.
vải lanh dệt tấm
Nguồn gốc của sợi lanh

Hiện nay, loại vải này vẫn được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là các nước như Trung Quốc và Đông Âu đang đẩy mạnh công nghiệp sản xuất vải, trong đó Hoa Kỳ là nước nhập khẩu vải lanh lớn nhất hiện nay. 

Xem thêm:

>>>> Tổng hợp 501+ Mẫu áo thun đồng phục công sở chuyên nghiệp tại Gạo House.

3. Chi tiết quy trình sản xuất vải lanh

Trước đây, quá trình thu hoạch và sản xuất vải lanh khá phức tạp, đồi hỏi nhiều công đoạn tỉ mỉ. Tuy nhiên, khi công nghệ thiết bị máy móc ngày càng phát triển, việc dệt vải trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Đồng thời, số lượng vải được dệt ra càng nhiều hơn, đa dạng về màu sắc và hoa văn, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. 

Để sản xuất ra một cuộn vải lanh chất lượng, cần phải trải qua các công đoạn sau:

Bước 1: Gieo trồng và thu hoạch

Cây lanh thường được trồng ở vùng đất có khí hậu mát mẻ, ẩm ướt. Loại cây này được gieo vào đầu mùa xuân và cuối mùa hè. Khi thu hoạch, phần thân sẽ được kéo lên khỏi mặt đất và để thối rữa trong vài tuần. Quá trình này gọi là “retting” để giúp tách sợi lanh ra khỏi cây. 

các loại vải linen
Quá trình sản xuất vải lanh

Bước 2: Tách vỏ

Khi ngâm xong, thân cây được đem đi sấy khô và nghiền nát để tách sợi. Sau đó, sợi được chải kỹ để loại bỏ tạp chất. Tiếp đó là công đoạn tách thành sợi ngắn và sợi dài, những sợi dài được đưa đến nhà sản xuất dệt thành vải lanh cao cấp. 

Bước 3: Kéo sợi

Các sợi lanh được thợ lành nghề kéo và quấn thành cuộn. 

Bước 4: Dệt vải

Cuối cùng, các cuộn lanh được mang vào xưởng dệt thành vải. Mỗi loại vải được dệt theo cấu trúc khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. 

4. Chất vải lanh có đặc tính, ưu nhược điểm là gì?

Từ khi xuất hiện cho đến hiện tại, chất liệu lanh đã chiếm trọn trái tim của bao người tiêu dùng nhờ vào đặc tính cũng như ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, loại vải này cũng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Hãy cùng Gạo House tìm hiểu ngay phần dưới đây.

4.1. Tính chất của vải lanh

Khi sờ vào vải lanh, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại và mát mẻ. Tuy nhiên, vải cũng dễ bị nhăn và có nếp gấp nếu không được bảo quản đúng cách. Đặc biệt là ở phần cổ áo, đường viền hoặc các vị trí bị nhăn khi ủi đồ dẫn đến tình trạng độ bền giảm đi hoặc đứt các sợi chỉ lanh. 

Điều thứ hai, loại vải này có độ bóng tự nhiên và màu sắc vô cùng phong phú, từ trắng cho đến nâu, xám. Để có một tấm vải trắng tinh, người thợ phải tẩy trắng thật kỹ trước khi tiến hành quá trình nhuộm. 

vải lanh bị nhăn không
Vải có độ mềm mại và mịn, mát mẻ

Điều đặc biệt là vải lanh có độ bền và chắc chắn cực kỳ cao. Đây là một loại vải ít khi thấm nước và cũng nhanh khô. Bên cạnh đó, độ co giãn của chất vải này rất kém và khả năng chịu mài mòn tốt nên bạn không lo quần áo bị chảy xệ. Tuy nhiên, do tính đàn hồi thấp nên vải có thể bị đứt nếu thường xuyên gấp, ủi tại một vị trí nhiều lần. 

Ngoài ra, vải cũng có khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc, mồ hôi và các chất tẩy rửa. Từ đó, việc vệ sinh chất vải này cũng trở nên dễ dàng. Đồng thời, vải cũng có khả năng chống bám bụi và vết bẩn, không bị bai xù hay sờn. 

Xem thêm:

>>>> Địa chỉ đặt áo đồng phục giá rẻ, chất lượng cao cấp tại Gạo House.

4.2. Ưu điểm của vải lanh

Những điểm cộng của chất liệu lanh khiến bao tín đồ thời trang mê mẩn phải kể đến như:

  • Vải lanh có bề mặt bóng sáng cao mang lại tính thẩm mỹ cho trang phục. 
  • Dễ dàng vệ sinh và bảo quản, bạn có thể giặt tay hay máy đều được.
  • Chất lanh có độ bền bỉ cao, khả năng chống mài mòn tốt.
  • Được làm từ thành phần tự nhiên nên không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây kích ứng da. 
  • Chất liệu lanh được đánh giá cao vì không gây hại đến môi trường sống.
  • Giá thành vải lanh khá mềm, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của nhiều người tiêu dùng. 
lanh ướt
Ưu điểm của chất sợi lanh

4.3. Nhược điểm của sợi lanh

Bên cạnh những ưu điểm trên, chất vải lanh vẫn còn một số hạn chế như:

  • Độ co giãn và đàn hồi thấp.
  • Vải dễ bị đứt gãy sợi chỉ nếu người dùng không bảo quản tốt.
  • Chất liệu này dễ bị nhăn, khiến người dùng phải mất nhiều thời gian là ủi trang phục. 
vải lanh cotton
Nhược điểm của sợi lanh

Xem thêm:

>>>> Mẫu đồng phục áo thun thiết kế độc quyền mới ra mắt dành cho tổ chức doanh nghiệp. 

5. Top 9+ các loại vải lanh (Linen) phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có nhiều biến thể của chất vải linen truyền thống. Một số loại vải phổ biến như:

  • Vải lanh lụa
  • Vải lanh xước
  • Vải lanh hoa
  • Vải lanh dệt thoi
  • Vải lanh dệt tấm
  • Vải lanh dệt thưa
  • Vải lanh cotton
  • Vải lanh thô

Hãy cùng Gạo House tìm hiểu chi tiết đặc điểm của từng loại vải này nhé:

5.1. Vải cotton linen (cotton lanh)

Vải cotton lanh là đứa con lai giữa sợi cotton và vải lanh tự nhiên. Sở hữu trong mình nhiều ưu điểm như khả năng chịu nhiệt tốt, thoáng mát và thấm hút ẩm hiệu quả. Cùng với đó, với độ bền bỉ cao và vẻ đẹp tự nhiên, cotton lanh giúp người mặc cảm thấy thoải mái và nâng tầm phong cách thời trang một cách tinh tế. 

quá trình sản xuất vải lanh
Chất vải Cotton lanh mềm mịn, thoáng mát, thấm hút tốt

5.2. Vải lanh dệt thưa

Với cấu trúc dệt sợi thưa, chất liệu lanh dệt thưa hoàn thành rất tốt nhiệm vụ thấm hút mồ hôi, mang đến cảm giác thoáng mát và dễ chịu cho người mặc. Tuy nhiên, nhược điểm của loại vải này là độ bền không cao, dễ bai dão và chảy xệ. Chính vì vậy, lanh dệt thưa thường được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại tã lót hoặc băng vệ sinh có thể tái chế.

ưu điểm vải lanh
Mẫu vải lanh dệt thưa

Xem thêm:

>>>> 99+ Mẫu áo thun đồng phục giá rẻ, chất lượng tốt tại Gạo House.

5.3. Chất liệu linen thô

Chất liệu lanh thô luôn được ưa chuộng nhờ vào độ mềm mại và mịn màng. Với khả năng thấm hút mồ hôi tốt và chịu nhiệt hiệu quả, vải lanh thô mang đến cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Đặc biệt, với kết cấu bắt mắt cũng như màu sắc nổi bật, lanh thô chính là lựa chọn lý tưởng cho cả ngành may mặc lẫn trang trí nội thất. 

vải thun lanh
Chất lanh thô, dễ nhăn, có độ cứng cáp nhất định

5.4. Vải lanh Damask (vải linen hoa)

Vải linen hoa là loại vải được dệt bằng kỹ thuật jacquard công phu, tinh xảo, tạo nên những họa tiết độc đáo giống như được thêu tay. Chính bởi quy trình sản xuất tỉ mỉ và phức tạp nên vải lanh hoa có giá thành tương đối cao, vì vậy chất liệu này ít được sử dụng trong ngành may mặc. Thay vào đó, vải này thường được ứng dụng cho những món đồ trang trí nội thất sang trọng và giá trị, làm nổi bật vẻ đẹp trong không gian sống của bạn.

vải lanh lụa
Tấm lanh hoa màu sắc vintage

5.5. Chất liệu linen xước

Chất liệu lanh xước được làm từ sợi cây lanh, nổi bật với màu nâu đặc trưng. Vải linen xước khá mỏng manh, trọng lượng nhẹ và mềm mại, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Nhờ vào vẻ đẹp tinh tế và chất lượng cao, loại vải này thường được ưa chuộng để may các trang phục sang trọng như áo vest, áo khoác ngoài bộ suit và quần âu, giúp bạn tỏa sáng trong mọi dịp.

vải lanh dệt thưa
Chất liệu vải lanh xước

5.6. Vải lanh lụa 

Đúng như cái tên gọi, chất liệu lanh lụa mang lại cảm giác mềm mại và nhẹ nhàng khi tiếp xúc với làn da. Với khả năng thấm hút mồ hôi tốt, vải này đem lại sự thoáng mát và thoải mái cho người mặc. Hơn nữa, lanh lụa nhanh khô, giúp ngăn ngừa mùi hôi cơ thể và khử khuẩn hiệu quả, rất phù hợp cho những ngày thời tiết nồm ẩm.

nhược điểm vải lanh
Chất vải lanh lụa bền đẹp

Xem thêm:

>>>> 199+ Kiểu dáng áo phông công ty thiết kế hiện đại, màu sắc nổi bật tại Gạo House.

5.7. Vải lanh dệt tấm 

Lanh dệt tấm hay còn được gọi là vải đũi. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ sử dụng chất liệu này để may chăn ga gối hay các set trang phục mặc ở nhà vì bề mặt mềm và khít. 

sợi lanh
Sợi lanh dùng để sản xuất chăn gia gối

5.8. Vải lanh dệt thoi

Đây là loại vải được dệt có những khoảng hở giống hình thoi, cấu trúc lỏng lẻo nhưng vẫn có độ bền rất cao. Thường thấy, vải lanh dệt thoi được ứng dụng để may khăn lau, khăn mặt, khăn bông,…

lanh tung
Chất vải dệt thoi

5.9. Lanh tưng

Vải lanh tưng được đánh giá cao là loại vải có chất lượng tốt. Chất vải có ưu điểm nổi bật như: độ bền cao, chất vải dày dặn và mềm mại và khả năng giữ màu lâu phai, giúp người mặc trông chỉn chu và sang trọng hơn. 

Màu sắc của chất liệu lanh tưng không hẳn là trắng tinh, mà có gam màu như trắng ngà, màu mộc, nâu vàng hoặc xám, gợi lên được nét đẹp tự nhiên và đặc trưng cho vải. Đây chính là loại vải may lý tưởng cho những ai yêu thích sự giản dị và bền bỉ. 

vải lanh hoa
Chất liệu lanh tưng

5.10. Lanh ướt

Chất liệu sở hữu đầy đủ những đặc điểm của vải lanh truyền thống. Có thể kể đến như hoa tiết, hoa văn phong phú, thích hợp làm các đồ dùng không đòi hỏi sự cầu kỳ như rèm cửa, khăn trải bàn, ga giường,…

vải cotton lanh
Lanh ướt dùng làm rèm cửa, chăn ga gối

Xem thêm:

>>>> Đơn vị nhận đặt may áo đồng phục công ty theo yêu cầu.

6. Ứng dụng hữu ích của vải lanh trong đời sống

Sau khi hiểu về ưu điểm của chất liệu lanh, chắc hẳn bạn cũng đã đoán được phần nào ứng dụng của chúng. Hãy cùng Gạo House điểm qua một vài sản phẩm nổi bật nhé!

6.1. Dùng vải lanh để may trang phục

Loại vải này được thiết kế thành nhiễu mẫu mã sản phẩm khác nhau tuy nhiên lại rất kén người mặc. Hầu hết, những ai ưa thích chất vải này thường có phong cách tối giản, dịu dàng, trang nhã và có phần cổ điển. 

Vào mùa hè, vải sử dụng để may những bộ trang phục đi chơi hay dạo phố như quần shorts, áo sơ mi ngắn tay, đầm suông dài, cháy váy midi và set đồ bộ. Diện lên những item này giúp người mặc tôn lên vẻ đẹp tươi tắn. Cách phối màu cho những bộ đồ này cũng rất đơn giản, bạn có thể chọn tone màu trung tính như trắng, nâu, be, bởi khi đi dưới ánh nắng tỏa sáng. 

ứng dụng vải lanh
Chất liệu sợi lanh dùng để may quần áo thời trang

Bên cạnh đó, nhờ vào tính chất mát mẻ và tính thẩm mỹ cao, nhiều doanh nghiệp đã chọn loại vải này may đồng phục công ty cho nhân viên, nhằm mang lại sự thoải mái và thanh lịch, chuyên nghiệp. 

Ngoài ra, vải lanh còn dùng để may các bộ đồ ngủ hay trang phục mặc ở nhà cho người lớn và trẻ em. Bởi những ngày hè oi ả, những bộ quần áo này sẽ làm dịu đi cái nóng bức. 

6.2. Vải lanh dùng để trang trí nội thất

Bên cạnh việc sáng tạo trong thời trang may mặc, vải lanh còn dùng để sản xuất vật phẩm trang trí nội thất. Một số sản phẩm phổ biến như: vỏ ga gối đệm, rèm cửa, ga bọc sofa,… Nhờ vào ưu điểm thấm hút mồ hôi tốt, độ mềm mại cao, những mẫu chăn ga gối làm từ chất vải này mang lại cảm giác êm ái, giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. 

Bên cạnh đó, vải cũng được ứng dụng làm các mẫu khăn trải bàn, khăn lau tay,… trong gia đình. 

bảo quản vải lanh
Dùng để trang trí nội thất

Xem thêm:

>>>> Bật mí 201+ Mẫu áo phông đồng phục công ty, doanh nghiệp đẹp, thiết kế độc quyền.

6.3. Các ứng dụng khác của vải linen

Ngoài các sản phẩm kể trên, vải lanh còn được các nghệ nhân dùng đôi bàn tay khéo léo để làm nên những đồ vật thủ công khác. Chẳng hạn như túi xách, tranh trang trí hay các đồ dùng trong gia đình,…

tiêu chí đo lường sợi lanh
Sợi lanh dùng làm đồ handmade, phụ kiện trang trí

7. Kinh nghiệm nhận biết các loại vải lanh

Gạo House mách bạn 3 cách đơn giản phân biệt vải linen chính hãng như sau:

  • Cách 1: Khi quan sát bằng mắt thường, vải sẽ không có màu trắng tinh. Khi bạn kéo nhẹ cũng không co giãn. 
  • Cách 2: Khi sờ vào bề mặt vải, bạn sẽ cảm nhận được sự mát lạnh.
  • Cách 3: Nếu cả 2 cách trên đều không xác định được thì bạn có thể đem đi đốt. Nếu nhận thấy cháy chậm và có mùi khét như giấy thì chắc chắn đó là vải lanh. 
vải lanh
Cách phân biện chất liệu lanh nhanh nhất

8. Tips giặt là và bảo quản vải lanh như mới nhanh nhất

Gạo House chia sẻ đến bạn những mẹo nhỏ giúp bạn vệ sinh và bảo quản trang phục làm từ chất lanh như sau:

  • Vì chất vải này dễ nhăn nên bạn hãy ủi là ở nhiệt độ khoảng 240 độ C.
  • Trước khi phơi nên giũ phẳng để bớt nhăn và không nên vắt quá khô. 
  • Phơi sản phẩm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt từ mặt trời. 
  • Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh bởi có thể làm đứt gãy sợi chỉ lanh.
  • Thay vì giặt bằng máy bạn hãy giặt bằng tay. Nếu giặt bằng máy bạn có thể bỏ vào túi giặt để tránh bị mất form hoặc bị rách. 
vải lanh có mát không
Tips bảo quản và vệ sinh quần áo lanh

Xem thêm:

>>>> Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản áo sơ mi đồng phục doanh nghiệp.

9. Mẹo phân biệt vải lanh và vải đũi 

Có không ít người bây giờ vẫn còn đang nhầm tưởng hai loại vải đũi và lanh là một. Chính vì thế, Đồng phục Gạo House sẽ giúp bạn phân biệt được hai chất liệu này:

Đặc tínhVải lanhVải đũi
Nguyên liệu sản xuấtVải được sản xuất từ sợi lanh, có độ dày dặn và cứng cáp, thô ráp hơn.Vải đũi được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên nên có độ mềm mại và mịn màng hơn lanh.
Độ thông thoángCó khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng khí, mang đến cảm giác mát mẻ.Vải đũi được làm từ bông tơ nên độ thấm hút cao hơn. 
Độ bền bỉDo sợi vải chắc chắn nên lanh được đánh giá bền bỉ hơn vải đũi.Độ bền bỉ cao 
Màu sắcVải lanh có màu sắc đa dạng, nhuộm lên màu rõ, tự nhiên nhờ sợi lanh có vằn ngang tự nhiên. Vải đũi bền màu hơn, giúp người dùng dễ dàng trong việc vệ sinh và bảo quản. 

10. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến chất vải linen

Để giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm cũng như giá cả của chất vải lanh, Gạo House đã tổng hợp một số câu hỏi và giải đáp chi tiết như sau: 

10.1. Tiêu chí đo lường của sợi lanh là gì?

Đối với vải lanh, đơn vị tiêu chuẩn để đo lường sợi chỉ là “lea”. Độ dài của sợi chỉ lanh được tính bằng “yard” (thước), chia cho 300 trên mỗi pound (cân). Ví dụ, nếu bạn mua một sợi lanh có kích thước 1 “lea”, chiều dài của nó sẽ là 300 yard cho mỗi pound.

chất liệu lanh thô
Quần áo lanh có mát mẻ, rộng rãi, thoáng khí

Lea giúp xác định chiều dài của vải lanh dựa trên độ mịn của vải. Nói đơn giản, đây là số chiều dài trên mỗi đơn vị khối lượng, và nó được ký hiệu là Nel. 

  • Ở châu Âu, người ta sử dụng hệ mét, ký hiệu là Nm, biểu thị chiều dài 1000m trên 1kg.
  • Ở Trung Quốc, đơn vị được sử dụng là NeC, biểu thị chiều dài 840 yard cho mỗi pound lanh. 

Như vậy, mỗi nơi có cách đo khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích xác định độ dài và độ mịn của sợi lanh.

10.2. Vải lanh có mát không?

Câu trả lời là có, vải lanh mặc rất mát. Chất liệu này có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và lưu thông không khí tốt, giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu, đặc biệt trong những ngày nóng bức. Loại vải này cũng mang đến cảm giác mềm mại và mát khi tiếp xúc với da, vì vậy đây là một lựa chọn tuyệt vời để may trang phục mùa hè.

cotton lanh
Mặc quần áo chất lanh vô cùng mát mẻ

Xem thêm:

>>>> May áo polo đồng phục số lượng lớn, giá mềm tại Gạo House.

10.3. Vải lanh có bị nhăn không?

Vải lanh là chất liệu rất dễ bị nhăn. Nếu bạn không dành thời gian để giặt giũ và là ủi trước khi mặc rất dễ khiến trang phục bị mất thẩm mỹ. Bạn nên giặt vò nhẹ và treo bằng móc sẽ giúp bộ đồ bớt nhăn đi phần nào.

10.4. Chất vải lanh có gây dị ứng không?

Chất vải lanh đặc biệt an toàn và lành tính với làn da kể cả những ai dễ bị kích ứng. Sợi lanh được làm từ tự nhiên nên có có khả năng thấm hút mồ hôi, có những khoảng thở, giúp giảm nguy cơ kích ứng da. Tuy nhiên, một số người có thể bị nhạy cảm với các hóa chất trong quá trình sản xuất hoặc nhuộm vải. 

10.5. Vải lanh có những tông màu nào? 

Hiện nay, chất liệu lanh được các nhà sản xuất nhuộm lên các gam màu trung tính như nâu, xanh, vàng, be,… Bạn có thể tham khảo bảng màu vải lanh dưới đây:

chất liệu lanh xước
Gạo House cập nhật bảng màu hot trend năm 2024

Xem thêm:

>>>> Công ty may và in áo đồng phục theo yêu cầu khách hàng từ A-Z chất lượng, uy tín. 

10.6. Chất vải lanh có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá của chất liệu lanh không quá đắt, tùy thuộc vào chất liệu sản xuất ra sợi lanh mà có giá thành khác nhau. Bạn có thể tham khảo các mức giá dưới đây:

Chất vảiGiá/Đơn vị
Lanh bố79.000 VNĐ/1.5m
Lanh cao cấp80.000 – 90.000 VNĐ/m
Lanh tưng150.000 VNĐ/m
Lanh xước140.000 VNĐ/m
Lanh bột80.000 VNĐ/m 

Bạn có thể tìm mua vải lanh tại các trang thương mại điện tử, website hoặc mua tại các cửa hàng ở chợ chuyên bán vải. 

Trên đây, Gạo House đã tổng hợp những thông tin về chất liệu vải lanh là gì cho đến ưu nhược điểm và ứng dụng thực tế đời sống. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như lựa chọn được bộ trang phục tuyệt đẹp từ chất liệu này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu đặt may áo đồng phục đẹp, giá rẻ, chất lượng, hãy liên hệ ngay tới Gạo House nhé!

0/5 (0 Reviews)
Bài viết liên quan