Vải Xô Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Và Ứng Dụng Của Vải Xô

Vải xô là một chất liệu quen thuộc được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Loại vải này sở hữu đặc tính thấm hút tốt, giữ độ khô thoáng, bề mặt mềm mịn và an toàn cho da nên được sử dụng sản xuất đồ may mặc cho bé. Vậy chất liệu vải xô là gì? Đặc điểm và ứng dụng của loại vải này như thế nào? Hãy cùng Gạo House giải đáp thắc mắc chi tiết qua bài viết dưới đây nhé! 

Vải xô
Vải xô là chất liệu quen thuộc, được ứng dụng nhiều trong cuộc sống 

1. Giới thiệu chung về vải xô

Với các bà mẹ bỉm sữa thì chắc chắn chất liệu xô không còn quá xa lạ. Dưới đây là những thông tin về khái niệm của vải. 

1.1. Vải xô là vải gì?

Chất liệu xô là chất liệu được sản xuất từ 100% nguyên liệu cotton và được dệt bằng kỹ thuật con thoi truyền thống. Nhờ được dệt từ thành phần cao cấp nên loại vải này mang đến sự mềm mại, thoáng mát và khả năng thấm hút mồ hôi vượt trội. Bên cạnh đó, bề mặt vải còn mịn màng, an toàn cho làn da nhạy cảm, đặc biệt là làn da của trẻ sơ sinh. 

Vải xô
Chất liệu xô có độ mềm mịn, an toàn cho da trẻ sơ sinh

Nhờ những ưu điểm này, vải xô được ứng dụng rộng rãi trong may mặc, từ quần áo trẻ em, đồ ngủ người lớn đến các sản phẩm gia dụng như khăn mặt, khăn sữa. Tuy nhiên, do cấu trúc sợi thưa, vải dễ bị nhàu hơn so với các loại vải khác và cần được chăm sóc cẩn thận. 

1.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải xô

Vải xô (tên tiếng anh là Muslic Fabric) có nguồn gốc từ những sợi bông tự nhiên. Nhờ trải qua quá trình dệt tỉ mỉ nên vải có độ mỏng, nhẹ và tương đối thoáng mát.  Bên cạnh đó, vải còn có độ an toàn, lành tính và mịn màng nên được sử dụng để may các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, đồ ngủ, khăn mặt, khăn sữa… 

Vải xô
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của chất liệu xô

Bên cạnh đó, để tăng thêm tính thẩm mỹ và độ bền, vải xô còn được pha trộn với các loại sợi khác, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về màu sắc và hoa văn. Tuy nhiên, do cấu trúc sợi tương đối đơn giản, vải dễ bị xù lông nếu không được bảo quản đúng cách.

2. Ưu và nhược điểm của chất vải xô

Hãy cùng Gạo House tìm hiểu về ưu, nhược điểm của loại vải này ngay dưới đây: 

2.1. Ưu điểm

Ưu điểm của chất liệu vải thô được thể hiện qua các đặc điểm sau: 

  • Thoáng mát tự nhiên: Với thành phần 100% cotton và cấu trúc sợi đặc biệt, vải xô mang đến cảm giác mát mẻ, dễ chịu, giúp cơ thể luôn được thoải mái. 
  • Thấm hút vượt trội: Ngoài sự thông thoáng tốt thì vải còn có khả năng thấm hút cao, giúp bạn luôn cảm thấy dễ chịu. Chính vì vậy, chất liệu vải này rất được ưa chuộng với các gia đình có trẻ nhỏ. 
  • Nhẹ nhàng, mềm mại: Vải xô nhẹ tênh, mềm mại như đám mây, mang đến sự thoải mái tối đa cho người mặc. Điều này được thể hiện thông qua cảm nhận khi bạn cầm vải. 
  • Kháng khuẩn tốt: Nhờ sự kết hợp với sợi tre, chất liệu xô có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, an toàn, lành tính và phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
  • Nhanh khô: Vải xô khô rất nhanh, giúp bạn tiết kiệm thời gian giặt giũ. Sau khi giặt bạn có thể phơi ở những nơi mát trời, gió nhẹ. 
Vải xô
Ưu điểm của chất liệu xô

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì loại vải này còn tồn tại một số nhược điểm như sau: 

  • Dễ bị ố: Chất liệu xô dễ bị ố màu bởi các vết bẩn là điều không thể tránh khỏi. Do đó, trong quá trình sử dụng người dùng cần chú ý đến các tác nhân ngoài môi trường để tránh các vết ố, sẽ khó làm sạch vải.  
  • Dễ bị nhăn: Nhược điểm của vải là dễ bị nhăn khi giặt. Vì vậy sau khi dùng cần phải là ủi để vải được phẳng phiu. 
Vải xô
Nhược điểm của chất liệu xô

3. Các loại vải xô phổ biến trong đời sống

Dưới đây là một vài chất liệu xô được ứng dụng phổ biến trên thị trường: 

3.1. Chất liệu xô cotton

Đây là chất liệu xuất xứ từ Nhật Bản, được dệt từ những sợi bông tự nhiên tinh khiết. Nhờ đó nên vải sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như cấu trúc sợi mềm mại và khả năng thấm hút vượt trội, trở thành lựa chọn hàng đầu cho các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là da em bé. 

Vải xô
Chất liệu xô cotton được dệt từ sợi bông tinh khiết

Đặc biệt, bề mặt vải vô cùng mịn màng, không gây kích ứng, giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé một cách tối ưu. Không chỉ vậy, vải xô cotton còn có khả năng tự phân hủy, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì vải còn tồn tại nhược điểm là dễ bị nhăn nhúm, co rút sau mỗi lần giặt. 

3.2. Vải xô linen

Đây là chất liệu vải nổi bật với khả năng chịu nhiệt tốt và độ bền cao hơn so với xô cotton. Loại vải này có độ nhẹ, thoáng mát và ít nhăn, giúp bạn tiết kiệm thời gian giặt ủi. Vì vậy, chất liệu xô linen sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự tiện lợi.

Vải xô
Xô line là chất liệu có khả năng chịu nhiệt tốt

3.3. Vải xô Nhật

Mặc dù có tên gọi là “xô Nhật” nhưng loại vải này thực chất được sản xuất tại Việt Nam từ sợi cotton tự nhiên. Nhờ quy trình sản xuất nghiêm ngặt, chất liệu xô Nhật sở hữu những đặc tính nổi bật như mềm mại, thấm hút tốt, an toàn cho làn da nhạy cảm và thân thiện với môi trường. Hiện nay, chất lượng của loại vải này ngày càng được khẳng định qua việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, gia tăng vị thế trong ngành vải. 

Vải xô
Chất liệu xô Nhật 

3.4. Chất vải đũi

Đây là loại vải được đánh giá cao nhờ mang đến cảm giác mát lạnh, dễ chịu mà còn rất an toàn cho làn da. Bên cạnh đó, chất liệu xô đũi còn có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp bạn luôn dễ chịu và khô thoáng. Chính vì vậy, xô đũi thường là loại vải được lựa chọn may đồ ngủ hoặc đồ mặc nhà. 

Vải xô
Xô đũi được đánh giá cao nhờ sở hữu cảm giác mát lạnh 

3.5. Vải xô sợi tre (bamboo)

Chất liệu xô sợi tre còn có tên gọi khác là xô bamboo. Loại vải này được cấu tạo bởi 70% sợi tre và 30% sợi cotton nên sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Ngay khi chạm vào bề mặt của vải bạn sẽ thấy cảm giác mềm mại trên da, độ thoáng mát tốt. Chính vì vậy, vải xô bamboo được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm như quần áo trẻ em, khăn tắm, khăn mặt..

3.6. Vải xô gân

Đặc điểm để nhận dạng loại vải này là có những đường gân nhẹ, nổi trên bề mặt. Bên cạnh đó, nhờ được cấu tạo từ loại sợi thiên nhiên nên vải cũng vô cùng mềm mại, thoáng mát và đặc biệt là dễ nhuộm màu. Chính vì vậy, chất liệu xô gân thường được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm như áo khoác, áo sơ mi kiểu, váy đầm,… phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. 

Vải xô
Chất liệu xô gân sở hữu những đường gân nhẹ, nổi trên bề mặt

3.7. Vải xô nhăn

Đây là loại vải được biến tấu độc đáo từ quá trình sản xuất. Nhìn vào bề mặt vải bạn sẽ thấy độ nhăn và sần sùi. Đây chính là ưu điểm chính của vải giúp hạn chế được khuyết điểm nhăn nhúm, co rút hoặc đông cứng ở chất liệu xô thông thường. Bên cạnh đó, chất liệu xô nhăn cũng vô cùng đa dạng về mẫu mã nên thường được ứng dụng trong cuộc sống. 

Vải xô
Chất liệu xô nhăn có độ cứng và co giãn 

4. Quá trình sản xuất chất vải xô

Quá trình sản xuất vải được trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ để đảm bảo chất lượng và độ mềm đặc trưng. Dưới đây là các bước chi tiết trong quy trình sản xuất vải: 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu thô

  • Vải xô thường được làm từ sợi cotton tự nhiên hoặc sợi nhân tạo. Nhà sản xuất sẽ lựa chọn loại sợi phù hợp với mục đích sử dụng của vải xô.
  • Sợi thô được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và các sợi không đồng đều, giúp tạo ra sản phẩm vải đồng nhất.

Bước 2: Se sợi 

  • Sợi được se theo kích thước và độ dày mong muốn để sẵn sàng cho quy trình dệt. Thông thường, các sợi vải sẽ được đan thành lưới với cấu trúc mỏng, thoáng khí.
Vải xô
Quá trình sản xuất chất liệu xô

Bước 3: Dệt vải

  • Vải được dệt bằng kỹ thuật dệt đan chéo hoặc dệt lưới để tạo độ thoáng và mềm mại. 
  • Sợi được dệt lại thành tấm vải với độ dày và mật độ khác nhau tùy thuộc vào loại vải xô cần sản xuất (như chất liệu xô 2 lớp, 4 lớp, 6 lớp). 

Bước 4: Xử lý và hoàn thiện bề mặt vải 

  • Vải được giặt qua nước để loại bỏ các hóa chất tồn đọng từ quá trình dệt và làm mềm vải.

Bước 5: Nhuộm màu

  • Có thể nhuộm vải xô theo nhiều phương pháp như nhuộm sợi hoặc nhuộm tấm vải. Nhuộm sợi là cách nhuộm từng sợi trước khi dệt, còn nhuộm tấm là nhuộm toàn bộ vải sau khi đã dệt thành tấm.
  • Để đảm bảo độ bền màu, vải sẽ được ngâm qua dung dịch ổn định màu và phơi khô.

Bước 6: Gia công cắt và may thành phẩm 

  • Vải sau khi nhuộm và làm sạch được kiểm tra chất lượng, cắt thành các tấm có kích thước theo yêu cầu sản xuất.
  • Tấm vải xô được may thành các sản phẩm như khăn tắm, khăn sữa, hoặc quần áo trẻ em.

5. Cách nhận biết chất liệu vải xô như thế nào?

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều chất liệu thô khác nhau. Để nhận biết các loại vải này bạn có thể xem xét một số tiêu chí sau: 

5.1. Phân biệt theo chất liệu

Để phân biệt vải theo chất liệu thì người dùng có thể xem xét hai loại sau: 

  • Loại 1: Với thành phần hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên, loại vải này mang đến cảm giác mềm mại, thoáng mát và vô cùng dễ chịu khi tiếp xúc với làn da. Độ thấm hút mồ hôi tốt giúp bạn luôn cảm thấy khô thoáng, đặc biệt phù hợp với khí hậu nhiệt đới. 
  • Loại 2: Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã kết hợp vải xô cotton với nhiều loại sợi khác nhau như sợi tre, sợi polyester… Sự kết hợp này không chỉ giúp tăng cường các ưu điểm vốn có của vải xô cotton mà còn khắc phục một số hạn chế như dễ nhăn, dễ bị phai.
Vải xô
Phân biệt chất liệu xô theo các loại 

5.2. Phân biệt theo màu sắc

Bên cạnh việc phân biệt theo chất liệu thì người dùng còn có thể nhận biết vải xô theo màu sắc như sau: 

  • Chất liệu màu trắng: Là loại vải giữ nguyên màu sắc tự nhiên của sợi bông sau khi dệt. Để có được màu trắng tinh khiết, vải sẽ được xử lý qua công đoạn tẩy trắng, mang đến vẻ đẹp đơn giản, tinh tế và có thể dễ dàng kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau. 
  • Vải xô màu: Đây là sản phẩm được tạo ra từ quá trình nhuộm màu trắng. Màu sắc của vải thường khá nhẹ nhàng, pastel, tạo cảm giác dịu mắt và thanh lịch. Quá trình nhuộm màu được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo màu sắc bền màu và không gây hại cho sức khỏe. 
  • Vải xô họa tiết: Những họa tiết trang trí được tạo ra bằng cách thêu hoặc in trực tiếp lên bề mặt vải. Các họa tiết trên vải thường rất đa dạng, từ những họa tiết đơn giản, tinh tế đến những họa tiết phức tạp, cầu kỳ. 
Vải xô
Phân biệt chất liệu xô theo màu sắc

6. Ứng dụng của chất liệu vải xô trong cuộc sống

Chắc chắn ai cũng đã bắt gặp chất liệu xô trong nhiều lĩnh vực từ may mặc, trang trí cho để quần áo,… Dưới đây là một vài ứng dụng phổ biến của loại vải này: 

6.1. Dùng cho trẻ sơ sinh

Nhờ đặc tính an toàn, không gây kích ứng cho da và thoáng mát nên vải thường được ứng dụng để may rất nhiều sản phẩm thời trang trẻ sơ sinh: 

  • Chăn đắp: Nhờ chất liệu nhẹ, mềm mại và thoáng mát, chăn xô giúp bé luôn cảm thấy dễ chịu, không bị hầm bí, đồng thời vẫn giữ ấm cơ thể, đặc biệt trong những ngày thời tiết mát mẻ.
  • Khăn trùm: Khăn trùm xô là vật dụng không thể thiếu khi đưa bé ra ngoài. Chất liệu xô mềm mại, thấm hút tốt, giúp bảo vệ bé khỏi gió lạnh, ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại từ môi trường. 
  • Gạc lưỡi: Mềm mại, an toàn, giúp mẹ vệ sinh lưỡi cho bé một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, loại bỏ các mảng bám trên lưỡi, đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé.
  • Khăn sữa: Dùng để lau miệng, lau người cho bé sau khi bú hoặc tắm. 
  • Tấm lót: Tấm lót bằng vải xô có thể dùng để lót nôi, cũi, xe đẩy, giúp bảo vệ bé khỏi bề mặt cứng, đồng thời dễ dàng giặt giũ và vệ sinh.
Vải xô
Vải xô an toàn, lành tính cho da em bé

6.2. Sản xuất trang phục cho người lớn

Vải xô không chỉ dành riêng cho trẻ em mà còn được các nhà thiết kế thời trang yêu thích và ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm dành cho người lớn. Vải được dùng để may những chiếc áo sơ mi thanh lịch, quần tây thoải mái cho đến những chiếc váy đầm nữ tính,… Những bộ trang phục từ loại vải này đều mang đến cảm giác mềm mại, thoáng mát và vô cùng thoải mái, phù hợp với nhiều phong cách thời trang khác nhau.

Vải xô
Một vài trang phục người lớn được sản xuất từ chất liệu xô

7. Hướng dẫn giặt và bảo quản chất vải xô đúng cách

Để giữ chất liệu xô luôn bền đẹp theo thời gian thì người dùng cần chú ý cách giặt và bảo quản như sau: 

Cách giặt vải:

  • Để bảo vệ sợi vải xô mỏng manh, bạn nên ưu tiên giặt tay. Tránh chà xát mạnh hoặc vắt quá chặt để tránh làm rách hoặc biến dạng vải.
  • Nước giặt là lựa chọn tối ưu cho vải xô. Bạn nên chọn loại nước giặt mềm mại, dễ dàng thấm sâu vào từng sợi vải để loại bỏ vết bẩn hiệu quả mà không gây hại cho chất liệu.
  • Không nên sử dụng bột giặt để tránh các cặn bột bám trên sợi vải, gây cứng và làm giảm độ mềm mại của vải.
  • Nên sử dụng nước ấm hoặc lạnh để giặt vải. Tránh dùng nước nóng vì có thể làm co rút vải.
Vải xô
Hướng dẫn cách giặt và bảo quản chất liệu xô

Cách bảo quản vải:

  • Sau khi giặt bạn nên phơi vải xô ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp có thể làm phai màu và làm hỏng sợi vải.
  • Khi ủi vải, hãy điều chỉnh nhiệt độ ở mức thấp nhất để tránh làm cháy hoặc làm bóng vải.
  • Để đảm bảo vệ sinh và độ bền, bạn nên thay mới các sản phẩm làm từ vải định kỳ, đặc biệt là khăn sữa, gạc tưa lưỡi cho bé.

8. Một vài lưu ý khi sử dụng vải xô

Trong quá trình sử dụng chất liệu xô bạn nên lưu ý một vài điều sau:

  • Chỉ nên sử dụng vải trong một thời gian ngắn vì nếu dùng lâu sẽ làm giảm độ mềm mịn và thoáng mát như ban đầu.
  • Hầu hết các trang phục làm từ chất liệu xô đều cần may thêm một lớp lót bên trong để tránh gây phản cảm không mong muốn.
  • Trong quá trình sử dụng cần ủi phẳng vì loại vải này rất dễ bị nhăn nhúm. 
  • Quần áo được làm từ chất liệu xô nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát, giúp thời gian sử dụng kéo dài, bền bỉ hơn. 
Vải xô
Lưu ý khi sử dụng chất liệu xô

9. Giải đáp các câu hỏi thường gặp về vải xô

Bên cạnh những thắc mắc về vải xô là vải gì thì những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về chất liệu này: 

9.1. Vải xô có nhăn không?

Chất liệu xô thường khá dễ nhăn, đặc biệt sau khi sấy và giặt xong. Điều này là do cấu trúc sợi vải thường khá thưa và mềm nên dễ bị biến dạng khi tác động lực. Tuy nhiên, nhờ tính chất này mà vải thường mang đến cảm giác mềm mại, thoáng mát và tự nhiên.

Vải xô
Vải thường khá dễ nhăn sau khi giặt, sấy

9.2. Vải xô Muslin là vải gì?

Chất liệu xô Muslin (hay còn gọi là chất liệu xô đôi) là một loại vải cao cấp, được dệt từ những sợi bông tự nhiên tinh khiết. Loại vải này có kết cấu sợi vải dày hơn và chặt chẽ hơn so với chất liệu xô thông thường, giúp vải bền hơn, ít bị xù lông và giữ nhiệt tốt hơn. Vải Muslin thường được sử dụng để may các sản phẩm cao cấp như khăn tắm, khăn mặt, quần áo trẻ em và đồ dùng cho mẹ và bé.

Vải xô
Chất liệu xô Mulis hay còn gọi là xô đôi

9.3. Chất liệu xô đũi có nhăn không?

Chất liệu xô đũi cũng có xu hướng nhăn, nhưng ít hơn so với vải xô thông thường. Điều này là do trong quá trình sản xuất, loại vải này đã được xử lý để tăng độ bền và giảm nhăn. Tuy nhiên, để giữ cho vải luôn phẳng phiu, bạn vẫn nên là ủi ở nhiệt độ thấp.

Vải xô
Chất liệu xô đũi vẫn có xu hướng nhăn

9.4. Giá chất liệu vải xô có đắt không?

Giá của vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chất liệu sợi, số lượng, nơi bán,… Giá vải có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cửa hàng, chợ vải hoặc nhà cung cấp. Tuy nhiên, chất liệu xô là một loại vải có giá thành khá phải chăng và phù hợp với nhiều người tiêu dùng.

Vải xô
Giá thành chất liệu vải tùy thuộc vào từng yếu tố

9.5. Mua chất liệu xô ở đâu?

Bạn có thể mua vải ở nhiều nơi như:

  • Các cửa hàng vải: Đây là nơi bạn có thể tìm thấy nhiều chất liệu xô khác nhau với nhiều màu sắc và họa tiết đa dạng.
  • Chợ vải: Chợ vải thường có giá thành rẻ hơn so với các cửa hàng vải, nhưng bạn cần phải cẩn thận lựa chọn để đảm bảo chất lượng.
  • Các cửa hàng online: Nhiều cửa hàng online hiện nay cũng cung cấp vải xô với nhiều mẫu mã và giá cả khác nhau.
Vải xô
Một vài địa điểm mua chất liệu xô uy tín

Lưu ý: Khi mua vải, bạn nên kiểm tra kỹ chất lượng của vải, xem kỹ thành phần, màu sắc và độ dày của vải để chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu của mình.

Trên đây là những thông tin giải đáp về vải xô là vải gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của loại vải này. Mong rằng qua những thông tin chi tiết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về loại vải này và ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn đang có nhu cầu đặt may đồng phục từ chất liệu cao cấp, giá tốt thì hãy liên hệ ngay với Gạo House để được hỗ trợ chi tiết nhé. 

0/5 (0 Reviews)
Bài viết liên quan