Vải Microfiber là một trong những chất liệu đa-zi-năng, ngày càng thịnh hành trong ngành thời trang. Nhớ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên bạn có thể bắt gặp vải từ những thương hiệu lớn trên thị trường. Vậy chất liệu vải Microfiber là gì? Ưu điểm vượt trội ra sao? Hãy cùng Gạo House giải đáp mọi vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chất liệu vải Microfiber là gì?
Vải Microfiber được coi như một bước tiến mới của các loại sợi tổng hợp với cấu trúc siêu nhỏ chỉ bằng 1/5 sợi tóc người. Thành phần chính của vải được cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau, nhưng trong đó 2 sợi chủ yếu là Polyester và Polyamide. Bên cạnh đó, một số loại microfiber còn được sản xuất từ các chất liệu tự nhiên như cellulose và carbohydrate, giúp tăng cường tính thân thiện với môi trường.
Với cấu trúc sợi siêu mịn và những tính năng ưu việt như độ bền cao, khả năng thấm hút tốt, chống thấm nước và kháng khuẩn, microfiber đã trở thành một trong những loại vải được ưa chuộng nhất hiện nay. Ứng dụng của microfiber vô cùng đa dạng, từ các sản phẩm may mặc như quần áo thể thao, đồ lót, khăn lau, cho đến các sản phẩm gia dụng như chăn ga gối đệm, khăn trải bàn.
2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải Microfiber?
Chất liệu Microfiber được ra đời từ những năm 50 của thế kỷ XX, khi kỹ thuật kéo sợi nóng chảy lần đầu tiên được ứng dụng. Tuy nhiên, phải đến những năm 1960, tại Nhật Bản với sự đóng góp của các nhà khoa học tại Toray Industries, vải microfiber mới thực sự được định hình và phát triển. Những sợi vải này nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ khả năng thấm hút và làm sạch vượt trội.
Đến năm 1990, khi sợi microfiber được giới thiệu rộng rãi tại Thụy Điển, nó đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong ngành dệt may. Từ đó, vải microfiber đã trở thành một trong những loại vải phổ biến nhất, được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo, đồ gia dụng và nhiều lĩnh vực khác.
3. Thành phần sợi vải Microfiber bao gồm những gì?
Có rất nhiều quy trình sản xuất chất liệu Microfiber khác nhau, nhưng thông thường, tỷ lệ phổ biến được ứng dụng nhiều nhất là 80% Polyester và 20% Polyamide. Hoặc cũng có thể theo tỷ lệ là 75/25 và 70/30.
Tùy thuộc vào thành phần pha trộn mà chất liệu vải Microfiber có sự khác biệt rõ rệt. Nếu tỷ lệ polyester cao hơn, vải sẽ có độ bền vượt trội, chịu được ma sát và kéo giãn tốt. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc khả năng thấm hút và độ mềm mại của vải sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu polyamide chiếm tỷ lệ lớn hơn, vải sẽ trở nên mềm mại, mịn màng và có khả năng thấm hút tốt hơn, nhưng độ bền lại không cao bằng.
4. Quy trình sản xuất chất liệu vải Microfiber
Để tạo ra chất liệu Microfiber thì nhà sản xuất cần thực hiện cả một quá trình như sau:
- Bước đầu tiên cần thực hiện nung chảy polyester và polyamide với tỷ lệ phù hợp. Theo nhà sản xuất thì tỷ lệ hai nguyên liệu này ở mức 80/20 và 70/20 là tốt nhất.
- Sợi polyester và polyamide sau khi được nung nóng sẽ cho vào khuôn phản lực, chứa các lỗ nhỏ để phun sợi. Không khí sẽ đi qua các chất lỏng và tạo ra sợi liên tục.
- Sau đó, các sợi khi khô sẽ được đem dệt thành vải và ngâm trong bể nhuộm với dung dịch kiềm, tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Vải sau khi được hoàn thiện sẽ được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
5. Đặc tính nổi bật của chất liệu vải Microfiber
Microfiber là chất liệu sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội nên được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, cụ thể như:
5.1. Thoáng khí, thấm hút tốt
Một trong những ưu điểm nổi bật của chất liệu microfiber là khả năng thấm hút mồ hôi vượt trội. Nhờ cấu trúc sợi siêu nhỏ với hàng triệu lỗ thông khí li ti, vải hoạt động như một chiếc khăn thấm hút tự nhiên, nhanh chóng đưa hơi ẩm ra khỏi bề mặt da. Do vậy, vải thường được sản xuất đồ thể thao,giúp bạn luôn cảm thấy khô ráo, thoải mái và tự tin trong những ngày hè nóng bức.
5.2. Mềm mại, an toàn, lành tính cho da
Do được cấu tạo từ hai sợi lành tính là polyester và polyamide nên các sản phẩm từ chất liệu Microfiber hoàn toàn an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bề mặt vải còn mềm mịn nên ngăn chặn được các bệnh liên quan đến da, phù hợp với mọi đối tượng và không gây kích ứng khi sử dụng.
5.3. Giữ form tốt sau nhiều lần giặt
Khác với các loại vải truyền thống là dễ bị nhăn và mất form sau một thời gian sử dụng, vải microfiber luôn giữ được vẻ ngoài phẳng phiu và gọn gàng. Nhờ cấu trúc sợi đặc biệt nên vải ít bị ngăn, luôn giữ được form dáng ban đầu sau nhiều lần giặt. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc ủi là, đồng thời tự tin, thoải mái vận động mà không lo quần áo bị nhàu nát, mất form.
5.4. Chống ẩm mốc, kháng khuẩn tốt
Thực tế theo nghiên cứu chỉ ra rằng sợi vải Microfiber có khả năng thấm hút lên tới 7 lần so với trọng lượng, giúp khô nhanh gấp 3 lần chất liệu thông thường. Bên cạnh đó, vải còn có khả năng loại bỏ lên đến 99% các loại vi khuẩn, giúp ngăn chặn mầm bệnh tấn công. Chính vì vậy mà chất liệu này được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực như chăn ga, gối đệm,… thậm chí là lọc khuẩn.
6. Điểm hạn chế của vải Microfiber
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật thì chất liệu microfiber vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do cấu trúc sợi chặt chẽ và độ bền cao nên khả năng thấm hút mồ hôi của microfiber không tốt bằng vải cotton. Điều này có thể gây cảm giác bí bách, khó chịu khi mặc trong thời gian dài hoặc trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Vì vậy, microfiber thường được khuyến khích sử dụng trong những điều kiện thời tiết mát mẻ hoặc trong môi trường có máy lạnh.
7. Ứng dụng của vải Microfiber trong đời sống
Chất liệu Microfiber sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên được ứng dụng trong một số ngành nghề như:
7.1. Sản xuất thời trang, may mặc
Với khả năng thấm hút mồ hôi nhanh chóng và khả năng khô thoáng vượt trội, vải microfiber được ưu tiên sử dụng trong sản xuất các loại trang phục thể thao. Từ quần áo cho vận động viên chạy bộ, xe đạp cho đến đồ bơi, đồ lót, chất liệu microfiber đều chứng tỏ được sự phù hợp nhờ khả năng giữ cho cơ thể luôn khô ráo, thoải mái, dễ chịu,…
7.2. Dùng để sản xuất chăn ga, gối đệm
Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, việc lựa chọn chất liệu chăn ga gối đệm phù hợp là vô cùng quan trọng. Vải microfiber, với khả năng thấm hút mồ hôi tốt và tạo cảm giác khô thoáng, là một lựa chọn hoàn hảo. Ngay cả trong những đêm hè oi bức, chăn ga gối đệm làm từ chất liệu microfiber vẫn giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn, không còn cảm giác bí bách, khó chịu.
7.3. Sản xuất phụ kiện
Với độ bền cao, màu sắc đa dạng và giá thành phải chăng, vải microfiber trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho sản xuất đồ dùng và phụ kiện. Các sản phẩm như ba lô, túi xách, giày dép làm từ microfiber không chỉ bền đẹp mà còn rất nhẹ, dễ dàng vệ sinh và bảo quản. Đặc biệt, microfiber có khả năng chống thấm nước và chống bám bụi, giúp các sản phẩm luôn mới và bền màu.
7.4. Sản xuất sản phẩm cách điện
Không chỉ được ứng dụng trong ngành dệt may, vải microfiber còn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm cách điện. Nhờ khả năng giữ nhiệt tốt và khả năng chống ẩm cao, microfiber được sử dụng để thay thế lông vũ trong túi ngủ, tạo ra các sản phẩm ấm áp và nhẹ nhàng. Ngoài ra, microfiber còn được ứng dụng trong các vật liệu cách nhiệt khác như lót xe hơi, giúp giữ nhiệt độ bên trong xe ổn định.
8. [Bật mí] Cách vệ sinh và bảo quản sản phẩm từ vải Microfiber
Mặc dù có độ bền cao nhưng nếu bạn không biết cách vệ sinh và bảo quản thì vải có thể bị nhàu, gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, để đảm bảo được độ bền đẹp cũng như hạn chế được các tác nhân gây hại cho sức khỏe thì bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Bạn có thể làm sạch sản phẩm từ chất liệu microfiber bằng cách giặt tay hoặc giặt máy đều được.
- Với những bộ chăn ga, gối đệm bằng từ chất liệu microfiber thì bạn nên giặt máy để việc làm sạch được tốt hơn. Nếu giặt máy, hãy chọn máy có dung tích phù hợp với kích thước và trọng lượng của bộ chăn ga mà bạn muốn giặt.
- Nên điều chỉnh nhiệt độ giặt máy phù hợp từ 30-45 độ C để bảo vệ sợi vải.
- Chọn bột giặt có độ pH trung tính và hòa tan trước khi cho vào máy để tránh vón cục.
- Sau khi giặt, phơi sản phẩm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và không sử dụng máy sấy.
9. Một vài thắc mắc liên quan đến chất liệu Microfiber
Gạo House đã tổng hợp những thông tin giải đáp thắc mắc liên quan đến chất liệu microfiber:
9.1. Vải microfiber có nóng không?
Nhiều người thường thắc mắc liệu chất liệu microfiber có gây cảm giác nóng bức hay không? Thực tế, vải có khả năng điều hòa nhiệt độ khá tốt. Nhờ cấu trúc sợi siêu nhỏ, loại vải này có thể hút ẩm và thoát ẩm nhanh chóng, giúp cơ thể luôn khô thoáng. Vào mùa hè, vải microfiber mang lại cảm giác mát mẻ, còn vào mùa đông, nó giúp giữ ấm nhẹ nhàng.
9.2. Vải microfiber mua ở đâu?
Bạn có thể tìm mua chất liệu microfiber tại nhiều lời như các cửa hàng chuyên dụng, các siêu thị lớn hoặc chợ vải lớn. Việc đến trực tiếp mua sắm sẽ giúp bạn đánh giá được chất lượng của các loại vải và giá thành phù hợp. Bạn cũng có thể tham khảo mua tại cửa hàng trực tuyến uy tín để tiết kiệm thời gian di chuyển.
9.3. Chất liệu vải Microfiber có giặt máy được không?
Câu trả lời là Có, bạn hoàn toàn có thể giặt máy các sản phẩm làm từ vải microfiber. Thậm chí, giặt máy còn được khuyến khích để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để bảo vệ chất liệu vải, bạn nên:
- Chọn chế độ giặt nhẹ nhàng: Tránh sử dụng chế độ giặt mạnh hoặc vắt quá khô.
- Chọn bột giặt phù hợp: Sử dụng bột giặt có độ pH trung tính và hòa tan trước khi cho vào máy.
- Không sử dụng chất tẩy mạnh: Chất tẩy mạnh có thể làm phai màu và hư hại sợi vải.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc vải microfiber là gì? Ưu điểm và ứng dụng của loại vải này. Mong rằng qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để chọn được loại vải phù hợp. Nếu bạn đang muốn đặt may đồng phục từ chất vải cao cấp, bền đẹp thì hãy liên hệ ngay với Gạo House để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé!