Vải dệt kim là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải dệt kim 

Trong lĩnh vực may mặc, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến vải dệt kim. Loại vải này vô cùng đa-zi-năng, đồng hành cùng mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Với cấu trúc dệt đặc biệt, chất liệu dệt kim không chỉ mang đến sự thoải mái mà còn tạo nên những thiết kế thời trang đa dạng, độc đáo. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng Gạo House giải đáp thắc mắc về đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải dệt kim nhé! 

Vải dệt kim
Vải dệt kim sở hữu đặc tính đa-zi-năng, được ứng dụng nhiều trong cuộc sống

1. Tổng quan về vải dệt kim

Cùng Gạo House tìm hiểu một vài thông tin tổng quan về chất liệu dệt kim nhé! 

1.1. Vải dệt kim là gì?

Vải dệt kim (tên tiếng anh là knitting fabric), là một loại vải được tạo thành từ hàng ngàn vòng sợi liên kết với nhau theo một quy luật nhất định. Quá trình tạo ra vải dệt kim giống như việc đan len, nhưng được thực hiện trên quy mô công nghiệp. Tùy thuộc vào cách sắp xếp các vòng sợi mà vải có thể có nhiều dạng khác nhau. 

Vải dệt kim
Đây là loại vải được tạo thành từ các vòng sợi liên kết 

Để tạo ra một tấm vải dệt kim thì những sợi chỉ sẽ được uốn vòng tròn nhỏ sau đó tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ. Nhờ quá trình liên kết này mà tạo nên tính đàn hồi, co giãn đặc trưng. Điều đặc biệt của loại vải này là cấu trúc xốp, đàn hồi, mang lại cảm giác mềm mại và thoải mái khi mặc.

1.2. Nguyên liệu chính để sản xuất vải dệt kim

Nguyên liệu chính để sản xuất chất liệu dệt kim bao gồm: Lanh, tơ, cotton, len, rayon, viscose và các loại sợi khác. Các nhà sản xuất thường thêm những sợi tổng hợp để vải đạt chất lượng tốt và có độ bền cao. 

Vải dệt kim
Nguyên liệu chính để sản xuất vải là sợi lanh, tơ, len, rayon,…

1.3. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải dệt kim?

Nguồn gốc chính xác của sợi dệt kim vẫn còn là một ẩn số đối với các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, những bằng chứng khảo cổ học cho thấy loại vải này đã xuất hiện từ thế kỷ 11 tại Ai Cập. Vải bắt nguồn từ quá trình sản xuất sợi xơ thừa, liên kết với nhau tạo thành những vòng tròn chắc chắn. 

Vải dệt kim
Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển của vải

Những vật dụng như tất, khăn, mũ, khố,… được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ ở Ai Cập và Rome cổ đại được cho biết làm từ vải dệt kim. Tuy nhiên, nhiều học giả lại cho rằng kỹ thuật dệt kim có thể bắt nguồn từ các nước Trung Đông và sau đó lan rộng ra các vùng lân cận như Địa Trung Hải, Châu Âu và Châu Mỹ.

2. Vải dệt kim có tính chất và cấu trúc như thế nào?

Chất liệu dệt kim có đặc tính và cấu tạo khá phức tạp và độc đáo, cụ thể như sau: 

2.1. Tính chất của vải dệt kim

Với cấu trúc đặc biệt từ những vòng sợi liên kết chặt chẽ, chất liệu dệt kim sở hữu những ưu điểm vượt trội mà ít loại vải nào có thể so sánh được: 

  • Bề mặt vải mềm mịn, xốp nhẹ, thoáng mát.
  • Vải có độ co giãn và đàn hồi tốt.
  • Có thể chịu được tác động lớn giúp cho độ bền của vải bền bỉ theo thời gian.
  • Giữ nhiệt tốt.
  • Ít nhăn, nhanh khô và dễ làm sạch vết bẩn.
Vải dệt kim
Tính chất của vải sở hữu nhiều ưu điểm độc đáo 

2.2. Cấu trúc của chất liệu dệt kim

Cấu trúc của vải đặc biệt được dệt theo dạng vòng sợi, kết hợp nhiều hướng khác nhau tạo thành những hàng dệt kim. Sợi vải có thể được xếp theo chiều thẳng đứng hoặc nghiêng, tạo nên những đường ziczac độc đáo trên bề mặt vải. Chính cấu trúc đối xứng này đã mang đến cho vải dệt kim khả năng co giãn và đàn hồi vượt trội.

Vải dệt kim
Vải có cấu trúc theo dạng vòng sợi liên kết

Bên cạnh đó, nguyên liệu sản xuất vải cũng rất đa dạng, từ sợi tự nhiên như cotton đến các loại sợi nhân tạo. Mỗi loại sợi sẽ mang đến cho vải những đặc tính khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng. 

3. Ưu, nhược điểm của vải dệt kim là gì?

Nhờ vào kết cấu và đặc tính nên loại vải này có một vài ưu, nhược điểm như sau: 

3.1. Ưu điểm

  • Bề mặt vải mềm mại, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc, thích hợp với làn da nhạy cảm.
  • Vải có tính thông thoáng nên là chất liệu lý tưởng để may trang phục mùa hè.
  • Độ co giãn và đàn hồi của vải được đánh giá cao, giúp cơ thể linh hoạt trong vận động. 
  • Vải có khả năng giữ nhiệt tốt, đặc biệt là loại vải len dệt kim, thường được ứng dụng nhiều trong mùa đông. 
  • Vải ít bị nhăn bởi kết cấu đặc trưng, tạo nên form dáng cố định, phẳng phiu, không cần tốn nhiều thời gian ủi.
  • Vải dệt kim có độ mảnh sợi tốt, tạo nên vẻ ngoài tinh tế, đẹp mắt.
  • Vải được ứng dụng phổ biến trong công nghệ may mặc, phù hợp với nhiều loại trang phục khác nhau.
Vải dệt kim
Vải sở hữu bề mặt mềm mại, giữ nhiệt tốt

3.2. Nhược điểm

  • Cấu trúc vòng đan liên kết lỏng lẻo khiến vải dễ bị tuột chỉ, tạo thành các lỗ hổng sau một thời gian sử dụng.
  • Mặc dù thân vải ít bị nhăn nhưng các đường may và mép vải vẫn có xu hướng bị nhăn, đặc biệt là khi giặt và sấy.
  • Vải dệt kim dễ bị biến dạng, đặc biệt là ở các mép vải. Mép dọc thường bị quăn vào trong, còn mép ngang quăn ra ngoài.
  • Vải có độ đàn hồi cao nhưng cũng dễ bị kéo giãn, làm mất form dáng ban đầu.
Vải dệt kim
Vải dễ bị biến dạng và làm mất form dáng ban đầu

4. Tổng hợp các phương pháp sản xuất vải dệt kim

Hiện nay có 2 phương pháp sản xuất chất liệu dệt kim chủ yếu là: 

4.1. Vải dệt kim đan dọc

Dệt kim đan dọc là một kỹ thuật tạo vải đặc biệt bằng cách chỉ sử dụng một sợi len duy nhất cho mỗi cột riêng biệt và liên kết với nhau theo chiều dọc. Điều này tạo nên một cấu trúc vải chặt chẽ, ít co giãn hơn so với dệt kim đan ngang. Nhờ đặc tính này, vải dệt kim đan dọc thường được sử dụng để sản xuất các loại vải có độ bền cao và giữ form tốt như Tricot, Milan và Raschel.

Vải dệt kim
Chất liệu dệt kim đa dạng tạo nên cấu trúc chặt chẽ, ít co giãn

4.2. Chất vải dệt kim thớ ngang

Dệt kim thớ ngang hay còn được gọi là “weft knitting”. Trong quá trình dệt, sợi chỉ sẽ luồn theo chiều ngang và được đưa từ mép vải này sang mép vải kia, tạo thành một tấm vải. Chính cấu trúc này mang đến cho vải dệt kim thớ ngang những đặc tính riêng biệt như độ co giãn tốt, bề mặt mềm mại và đa dạng về mẫu mã. Một số loại vải được dệt bằng kỹ thuật này bao gồm: Single Jersey, Rib, Interlock,… 

Vải dệt kim
Vải dệt kim thớ ngang có độ đàn hồi tốt, bề mặt mềm mại 

5. Các loại vải dệt kim phổ biến trên thị trường hiện nay

Chất liệu dệt kim có 2 loại chính là vải dệt ngang và dệt dọc. Trong đó, vải dệt ngang đượ chia thành 3 loại là Rib, Single Jersey, Interlock. Còn theo cách dệt dọc cũng được chia thành 3 loại là Tricot, Milan và Raschel.

5.1. Interlock

Vải interlock có cấu trúc đặc biệt với hai mặt vải hoàn toàn giống nhau, đều mang vẻ ngoài bóng mịn và không bị quăn mép. Các sợi vải dệt kim đan xen khít vào nhau, tạo thành một bề mặt phẳng lì và chắc chắn. Nhờ những ưu điểm này, vải interlock thường được lựa chọn để may các sản phẩm cao cấp như áo khoác, quần áo thể thao,…

Vải dệt kim
Vải Interlock có cấu trúc đặc biệt, bề mặt phẳng mịn

5.2. Single Jersey

Vải Single Jersey có cấu trúc đặc trưng với hai mặt vải hoàn toàn khác nhau. Mặt phải của vải có các trụ vòng nổi lên rõ rệt, tạo nên bề mặt có độ sần nhẹ, trong khi mặt trái chỉ là các hàng vòng đan xen. Nhờ sự cấu tạo độc đáo này mà vải có độ mềm mại, thoáng mát nên thường được sử dụng để may áo thun, đồ lót và các loại trang phục yêu cầu sự thoải mái.

Vải dệt kim
Vải Single Jersey có cấu trúc độc đáo với 1 bề mặt mịn và 1 bề mặt sần nhẹ

5.3. Rib

Vải Rib có cấu trúc độc đáo với các cột vòng đan xen với nhau tạo thành 2 lớp cột vòng trên 2 mặt phẳng song song. Nờ cấu trúc dệt đặc biệt mà vải dệt kim Rib độ dày, đàn hồi tốt và khả năng giữ form vượt trội. Loại vải này thường được ứng dụng để làm bo cổ, bo tay áo, bo lai áo trong các sản phẩm thời trang, thể thao và đường phố.

Vải dệt kim
Vải Rib thường được ứng dụng làm bo cổ, bo tay áo

5.4. Tricot

Loại vải này có cấu trúc độc đáo được kết hợp các đường gân ngang ở mặt trái và gân sọc dọc ở mặt phải, tạo nên một bề mặt mềm mại và thoáng mát. Nhờ cấu trúc này mà vải có khả năng co giãn tốt và thường được sử dụng để may các sản phẩm như áo thun, đồ lót. Loại vải dệt kim này còn gồm một vài biến thể khác như: Simplex, Lachelle, Tico, Milanis,… mang đến sự đa dạng cho người dùng. 

Vải dệt kim
Vải Tricot có độ co giãn tốt, thường được sử dụng may áo thun, đồ lót,…

5.5. Milan

Đây là loại vải dệt kim gồm các đường gân dọc rõ nét ở mặt phải và gân chéo ở mặt trái. Nhờ cấu trúc này mà vải có trọng lượng nhẹ, mịn và bền bỉ hơn so với các chất vải khác. 

Vải dệt kim
Vải Milan có các đường gân dọc, gân chéo rõ nét

5.6. Raschel

Vải Raschel có cấu trúc lưới đặc biệt, với các ô lưới nhỏ đều đặn phân bố trên cả hai mặt. Nhờ cấu trúc này mà vải có độ bền cao, ít bị biến dạng và khả năng thông thoáng tuyệt vời. Vải thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm thời trang cần sự thoáng mát như áo khoác thể thao, áo lót, đồ bơi…

Vải dệt kim
Vải Raschel có cấu trúc lưới đặc biệt

6. Ứng dụng của vải dệt kim trong thời trang, may mặc

Ngoài các loại vải như cotton, polyester,… thì chất liệu dệt kim cũng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, cụ thể như: 

  • Trong ngành thời trang: Vải là chất liệu được yêu thích để may các loại áo phông, váy đầm, áo khoác, đồ thể thao, đồ bơi,… mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
  • May đồ lót, đồ mặc nhà: Vải có khả năng co giãn, thấm hút tốt nên được sử dụng để may đồ lót và đồ mặc nhà, an toàn, lành tính và mang lại sự thoải mái cho người mặc.
  • May đồ thể thao: Các loại quần áo thể thao từ vải dệt kim đều có độ co giãn tốt, thấm hút mồ hôi hiệu quả, mang lại sự dễ chịu cho người mặc.
  • Chăn, ga, gối đệm: Sản phẩm chăn, ga từ chất liệu dệt kim thường có độ bền cao, mềm mại và thoáng khí. 
Vải dệt kim
Ứng dụng của chất liệu vải dệt kim trong đời sống

7. Hướng dẫn cách giặt và bảo quản sản phẩm vải dệt kim

Chất liệu dệt kim thường được ưa chuộng nhờ độ mềm mại, khả năng co giãn và thoáng mát. Tuy nhiên, để giữ cho quần áo từ loại vải này luôn bền đẹp thì bạn cần biết cách giặt và bảo quản đúng cách như sau: 

  • Trước khi giặt, hãy kiểm tra kỹ nhãn mác trên sản phẩm để biết hướng dẫn giặt ủi cụ thể từ nhà sản xuất.
  • Cách tốt nhất để bảo vệ quần áo từ vải dệt kim là giặt tay bằng nước lạnh hoặc ấm (không quá 30 độ C). Tuy nhiên, nếu giặt máy bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ và sử dụng túi giặt để bảo vệ quần áo khỏi bị biến dạng.
  • Không sử dụng chất tẩy mạnh để tránh làm hỏng sợi vải hoặc làm mất màu.
  • Nên phơi quần áo dệt kim ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Sau khi giặt và phơi khô, hãy gấp gọn quần áo dệt kim để tránh bị nhàu nát.
  • Tránh để quần áo dệt kim ở nơi ẩm ướt, vì điều này có thể gây ra nấm mốc.
Vải dệt kim
Hướng dẫn cách giặt và bảo quản vải đúng nhất

8. Giải đáp thắc mắc về vải dệt kim

Dưới đây là những thông tin giải đáp thắc mắc thêm về chất liệu dệt kim: 

8.1. Vải dệt kim có nhăn không

Tính chất nhăn của vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ loại sợi, cấu trúc dệt đến thành phần pha trộn. So với các loại vải dệt thoi truyền thống, chất liệu dệt kim thường ít bị nhăn hơn nhờ cấu trúc sợi đan xen tạo độ đàn hồi tự nhiên. Tuy nhiên, một số chất liệu dệt kim, đặc biệt là những loại có thành phần sợi tự nhiên như cotton hoặc len, vẫn có thể bị nhăn nhẹ sau khi giặt hoặc mặc.

Vải dệt kim
Tùy vào tính chất và cấu tạo mà khả năng nhăn của vải sẽ khác nhau

8.2. Có nên giặt vải dệt kim bằng máy không?

Bạn hoàn toàn có thể giặt vải bằng máy giặt. Tuy nhiên, để bảo vệ quần áo tốt nhất, hãy lưu ý một vài điều sau: 

  • Chọn chế độ giặt nhẹ: Tránh sử dụng chế độ vắt quá mạnh để tránh làm hư hỏng sợi vải.
  • Sử dụng túi giặt: Đựng quần áo vào túi giặt để bảo vệ chúng khỏi bị biến dạng.
  • Không sử dụng nước nóng: Nước nóng có thể làm co vải, đặc biệt là đối với các loại vải dệt kim có thành phần sợi tự nhiên.
Vải dệt kim
Những sản phẩm từ vải có thể giặt bằng máy

8.3. Giá vải dệt kim có giá bao nhiêu?

Giá chất liệu dệt kim rất đa dạng tùy thuộc vào một vài yếu tố như:

  • Loại sợi: Chất liệu dệt kim từ sợi tự nhiên như cotton, len thường có giá cao hơn so với chất liệu dệt kim từ sợi tổng hợp như polyester, spandex.
  • Cấu trúc dệt kim: Các loại vải có cấu trúc phức tạp, hoa văn cầu kỳ thường có giá thành cao hơn.
  • Xuất xứ: Với những loại vải được nhập khẩu thường có giá thành cao hơn so với vải sản xuất trong nước.
Vải dệt kim
Giá của vải dệt kim có sự biến động từ cấu trúc, loại sợi cho đến xuất xứ

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc vải dệt kim là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải. Mong rằng qua những chia sẻ trên đây của Gạo House sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại vải này và tìm chọn mua được sản phẩm phù hợp. Nếu bạn đang cần tư vấn thêm về đồng phục cao cấp, chất lượng, giá tốt thì hãy liên hệ ngay với Gạo House để được hỗ trợ nhé!

0/5 (0 Reviews)
Bài viết liên quan