Vải cashmere là chất liệu gắn liền với sự giàu có và quyền lực. Loại vải này được mệnh danh là “ông hoàng” của các loại vải và thường được giới thượng lưu sử dụng. Vậy chất vải cashmere là gì mà được săn đón nhiều đến vậy? Loại vải này có đặc điểm cao cấp ra sao? Hãy cùng Gạo House tìm hiểu chi tiết tất tần tật thông tin về loại vải này qua bài viết sau!
1. Vải cashmere là gì?
Vải cashmere là chất liệu len cao cấp được dệt từ lông của một loại dê đặc biệt sống ở vùng núi cao Himalaya. Loại lông dê này nổi tiếng với độ mềm mịn, khả năng giữ ấm vượt trội. Bên cạnh đó, quá trình tạo ra vải hoàn toàn thủ công từ sơ chế sợi đến dệt vải, vô cùng tỉ mỉ và công phu. Do đó, chất liệu cashmere dần trở thành chất liệu đắt đỏ nhất trên thế giới.
Để đánh giá chất lượng của sợi cashmere, người ta thường dựa vào đường kính và chiều dài của sợi. Một sợi cashmere đạt tiêu chuẩn phải có đường kính tối thiểu là 18,5mm và chiều dài là 3,175mm. Ngoài ra, giá thành của vải cũng thường khá cao so với chất liệu khác trên thị trường.
2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của chất vải Cashmere
Vải cashmere có nguồn gốc từ vương quốc Kashmir ở Ấn Độ, nơi người dân đã khám phá ra những sợi lông mềm mịn, ấm áp. Những loại sợi này được lấy từ lông của những chú dê Cashmere, sinh sống trong các vùng núi Himalaya khắc nghiệt.
Quá trình tạo ra chất liệu cashmere là một hành trình tỉ mỉ và công phu. Sau khi thu thập những sợi lông quý giá, người thợ sẽ tiến hành các công đoạn chế biến phức tạp như tách sợi, kéo sợi và dệt vải hoàn toàn bằng tay. Tuy nhiên, sản lượng lông mà dê cashmere tạo ra mỗi năm khá ít, chỉ khoảng 50 – 150 gram. Mỗi sản phẩm từ vải cashmere là kết quả của hàng trăm giờ lao động thủ công và gắn liền với sự sang trọng, quý phái.
Chính vì sự quý hiếm và quá trình sản xuất phức tạp, chất liệu cashmere đã trở thành một loại vải xa xỉ, được giới quý tộc và thượng lưu ưa chuộng. Cho đến ngày nay, cashmere vẫn giữ nguyên giá trị của mình, không chỉ là một loại vải mà còn là biểu tượng của sự đẳng cấp và phong cách sống tinh tế.
3. Chất liệu vải Cashmere tạo nên những thành phẩm gì?
Lông dê cashmere là thành phần chủ yếu để tạo ra vải. Vào mùa đông, những sợi lông dê cashmere sẽ được thu hoạch khi những chú dê vào mùa thay lông. Có 2 cách chính để người ta lấy lông là dùng bàn chải cỡ lớn hoặc sử dụng công cụ cắt tỉa.
Với cách thứ nhất, dùng bàn chải khá mất thời gian, người nông dân phải làm trong một thời dài, khoảng 2 tuần để thu được sợi lông mềm mịn và chất lượng nhất. Còn với cách thứ 2 là sử dụng công cụ cắt tỉa sẽ nhanh hơn nhưng những sợi lông thô và lông mịn thường bị trộn lẫn vào nhau khiến cho quá trình xử lý mất công hơn.
Các nhà sản xuất vải cashmere phân chia thành 2 loại là cashmere cao cấp được lấy từ việc chải lông và cashmere tầm trung được lấy từ phần lông cắt tỉa.
4. Phân loại vải Cashmere phổ biến trên thị trường
Tương tự như các loại vải khác, nhà sản xuất sẽ chia chất liệu cashmere thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, trên thị trường phổ biến 3 loại chính sau:
4.1. Loại A
Chất liệu cashmere loại A được đánh giá là loại sợi dài, mỏng nhất với đường kính nhỏ chỉ khoảng 14 micron và độ dài khoảng 36mm. Loại vải này sở hữu độ mịn tuyệt đối, tạo sự thoải mái tối đa cho người mặc. Bên cạnh đó, vì có kích thước nhỏ nên độ bền của vải thường cao và giữ được vẻ đẹp nguyên bản theo thời gian. Đặc biệt, vải có giá thành cao nhất nên là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu thích sự sang trọng đi kèm chất lượng.
4.2. Loại B
Vải cashmere loại B là sự lựa chọn cân bằng giữa chất lượng và giá cả. Với đường kính khoảng 19 micron và độ dài 32mm, sợi cashmere loại B sở hữu những đặc tính nổi bật như mềm mịn và khả năng giữ ấm tốt. Điểm đặc biệt của chất liệu cashmere loại B là mức giá khá tiếp cận, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
4.3. Loại C
Vải cashmere loại C là chất liệu có đường kính lớn nhất trong 3 loại, khoảng 30 micron. Điều này đồng nghĩa với việc sợi dày, cứng cáp và giảm đi sự mềm mại đặc trưng. Loại vải C này cũng có giá thành rẻ nhất trong 3 loại, phù hợp với những người có ngân sách hạn chế nhưng vẫn muốn trải nghiệm chất liệu cashmere.
5. Ưu, nhược điểm của vải Cashmere
Mỗi loại vải đều sở hữu ưu, nhược điểm riêng phù hợp để ứng dụng trong mỗi sản phẩm. Dưới đây là ưu, nhược điểm của chất liệu Cashmere mà Gạo House đã tổng hợp để giới thiệu đến bạn:
5.1. Ưu điểm
Ưu điểm nổi trội của chất liệu Cashmere:
- Giữ ấm hoàn hảo: Nhờ nguồn gốc từ lông dê vùng Himalaya nên vải len cashmere có khả năng giữ nhiệt tuyệt vời, lý tưởng cho mùa đông lạnh giá.
- Mềm mịn, thoải mái: Bề mặt vải cashmere siêu mịn, mang đến cảm giác mềm mại, dễ chịu khi chạm vào da, giúp bạn luôn thoải mái ngay cả khi mặc nhiều lớp quần áo.
- Siêu nhẹ, thoáng mát: Dù có khả năng giữ ấm vượt trội nhưng cashmere lại rất nhẹ, giúp bạn di chuyển linh hoạt và thoải mái mà không cảm thấy nặng nề.
- Sang trọng: Vẻ ngoài của chất liệu cashmere luôn mang đến sự sang trọng, đẳng cấp. Nhờ đó mà loại vải này luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những người yêu thích vẻ đẹp thời trang cao cấp.
5.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì loại vải này còn tồn tại một vài nhược điểm như:
- Giá thành cao: Do nguồn lông dê Himalaya quý hiếm và quy trình sản xuất thủ công tỉ mỉ nên sản phẩm từ vải cashmere thường có giá thành khá cao.
- Dễ bị giãn: Khả năng co giãn của cashmere chỉ ở mức trung bình, vì vậy để đảm bảo sự thoải mái khi mặc, các sản phẩm từ cashmere cần thường được thiết kế rộng rãi hơn so với các loại vải khác.
- Dễ thấm nước: Cashmere có khả năng thấm hút nước khá tốt, điều này có thể khiến sản phẩm trở nên nặng nề khi bị ẩm ướt và gây khó khăn trong quá trình giặt giũ.
6. Quy trình sản xuất vải Cashmere chi tiết
Để tạo ra chất liệu Cashmere cần trải qua một quá trình đòi hỏi sự tò mò và khéo léo. Dưới đây là các bước chính trong quá trình sản xuất vải:
- Thu thập lông dê: Lông dê cashmere được thu thập chủ yếu vào mùa xuân, khi lông dê mềm mại và tách rời tự nhiên. Sau khi thu nhập, lông dê sẽ được làm sạch kỹ để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
- Phân loại lông: Lông dê được phân loại theo độ dài, độ mịn và màu sắc để đảm bảo chất lượng sợi vải cuối cùng. Sau đó, các sợi lông sẽ được chải kỹ để tách riêng các sợi lông mịn hơi phần lông thô.
- Kéo sợi: Các sợi lông tơ mịn được kéo thành những sợi dài và đều. Còn với những sợi đơn được xoắn lại với nhau để tạo thành sợi bền chắc hơn.
- Nhuộm màu: Tùy thuộc vào thiết kế, sợi cashmere sẽ được nhuộm màu bằng các phương pháp tự nhiên hoặc hóa học.
- Dệt vải: Sợi cashmere đã qua xử lý sẽ được đưa vào máy dệt để tạo thành vải.
- Hoàn thiện: Vải cashmere sau khi dệt sẽ được xử lý thêm để tăng độ mềm mại, bóng mượt và độ bền.
7. Ứng dụng của chất vải Cashmere trong cuộc sống
Chất vải Cashmere sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nên được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Dưới đây là một vài ứng dụng chủ yếu của loại vải này:
7.1. May quần áo, thời trang cao cấp
Vải cashmere sở hữu vẻ đẹp sang trọng, mềm mại và khả năng giữ ấm tuyệt vời nên luôn là lựa chọn hàng đầu để tạo nên những bộ váy, đầm dự tiệc và áo len cao cấp. Khi sử dụng chất liệu cashmere để may những trang phục này, người mặc sẽ cảm nhận được sự thoải mái, ấm áp và đẳng cấp. Dưới đây là một vài sản phẩm thời trang cao cấp:
- Váy đầm cao cấp: Những chiếc váy đầm làm từ vải cashmere không chỉ mang đến vẻ đẹp thanh lịch, quý phái mà còn giúp người mặc cảm thấy ấm áp và thoải mái trong những buổi tiệc mùa đông.
- Áo len: Áo len cashmere là item không thể thiếu trong tủ đồ của những người yêu thích thời trang. Với độ mềm mịn và khả năng giữ nhiệt tốt, áo len cashmere giúp bạn luôn cảm thấy ấm áp và thoải mái.
7.2. May phụ kiện cho mùa đông
Bên cạnh những sản phẩm thời trang cao cấp thì loại vải này còn được sử dụng để may phụ kiện cho mùa đông. Độ mịn và nhẹ của vải thường được may khăn quàng cổ, găng tay, mũ len,… mang đến cảm giác thoải mái và giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, những phụ kiện mùa đông từ vải cashmere thường có giá thành cao hơn so với các loại khác.
8. Hướng dẫn cách giặt và bảo quản chất liệu Cashmere
Những sản phẩm từ sợi cashmere đều đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để giữ được vẻ đẹp riêng và độ bền. Vì vậy, trong quá trình giặt và bảo quản sản phẩm từ chất liệu này bạn nên lưu ý một vài điều sau:
- Giặt tay nhẹ nhàng: Cashmere rất nhạy cảm với hóa chất và ma sát mạnh. Do đó, bạn nên giặt tay áo cashmere bằng nước lạnh và sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho len. Tránh vò mạnh hoặc xoắn vặn áo.
- Nhiệt độ nước: Việc giặt vải Cashmere cần chú ý đến nhiệt độ của nước, bạn nên giặt với nước ấm khoảng 30 độ C để tránh làm co rút vải.
- Không sử dụng máy sấy: Nhiệt độ cao từ máy sấy có thể làm hỏng cấu trúc sợi cashmere, khiến áo bị co rút hoặc biến dạng.
- Tránh tiếp xúc với nước hoa: Nước hoa có thể làm biến đổi cấu trúc sợi cashmere và thu hút côn trùng, gây hại cho áo.
- Để áo nghỉ ngơi: Để các sợi cashmere được phục hồi và không bị giãn, bạn nên để áo nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ giữa hai lần mặc.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát: Tránh treo áo cashmere ở những nơi ẩm ướt hoặc có ánh nắng trực tiếp. Bạn nên gấp áo cẩn thận và bảo quản trong túi vải hoặc hộp đựng.
9. Cách nhận biết vải Cashmere chính hãng
Hiện nay có rất nhiều loại chất liệu Cashmere bị pha trộn với chất liệu khác làm giảm chất lượng cũng như quá trình sử dụng. Vì vậy, trước khi chọn mua chất liệu Cashmere bạn cần chú ý đến cách nhận biết như sau:
- Độ mềm mịn: Đây là một trong những đặc trưng nổi bật nhất của vải cashmere. Khi chạm vào sản phẩm từ loại vải này bạn sẽ cảm thấy độ mềm mại đến bất ngờ, khác biệt so với các loại len thông thường.
- Độ đàn hồi: Vải cashmere có độ đàn hồi tốt, khi kéo nhẹ sẽ trở lại hình dạng ban đầu. Ngược lại, các loại vải kém chất lượng thường dễ bị biến dạng hoặc kéo giãn.
- Các đường may: Sản phẩm cashmere chính hãng thường có đường may tinh tế, đều và chắc chắn. Ngoài ra, hãy chú ý đến nhãn mác của sản phẩm. Các sản phẩm chính hãng thường có đầy đủ thông tin về nguồn gốc, thành phần và hướng dẫn chăm sóc từ vải.
10. Một vài câu hỏi thắc mắc liên quan đến vải Cashmere?
Dưới đây là một vài câu hỏi thắc mắc liên quan đến chất liệu cashmere, cụ thể:
10.1. Tại sao vải Cashmere lại là chất liệu cho người giàu?
Sợi cashmere từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp. Lý do khiến loại vải này trở thành chất liệu cao cấp là do nguồn gốc quý hiếm và quy trình sản xuất phức tạp. Lông dê cashmere chỉ được tìm thấy ở một số vùng khí hậu đặc biệt khắc nghiệt như dãy Himalaya và số lượng lông thu được từ mỗi con dê là rất ít.
Quá trình chế biến lông dê thành sợi vải cashmere cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ, khiến cho sản lượng vải trên thị trường luôn khan hiếm. Chính vì vậy, giá thành của các sản phẩm làm từ cashmere thường rất cao, chỉ những người có điều kiện kinh tế mới có thể sở hữu.
10.2. Chất liệu cashmere tốt không?
Cashmere được đánh giá là một chất liệu tự nhiên tốt được sử dụng để may quần áo. Loại vải này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như mềm mịn, ấm áp, thoáng mát, bền đẹp. Nhờ những ưu điểm nổi bật nên vải luôn được giới mộ điệu và các nhà thiết kế thời trang săn đón.
10.3. Vải cashmere giá bao nhiêu?
Giá chất liệu Cashmere được đánh giá là khá đắt và có sự chênh lệch trong từng quốc gia. Bên cạnh đó, chi phí chăm sóc và nuôi dê Cashmere cũng không hề thấp và xuất phát từ môi trường khắc nghiệt nên càng khiến cho loại vải này thêm đắt đỏ hơn.
10.4. Chất liệu Cashmere có giặt được không?
Trong quá trình sử dụng, bạn có thể hoàn toàn có thể giặt được các sản phẩm làm từ vải cashmere. Tuy nhiên, để giữ được độ bền và mềm mại của vải, bạn cần tuân thủ một số quy tắc giặt giũ sau:
- Giặt tay: Tránh giặt máy để tránh làm hư hại sợi vải.
- Nước lạnh: Sử dụng nước lạnh và chất tẩy rửa chuyên dụng cho vải len cashmere.
- Tránh vắt mạnh: Sau khi giặt xong nên vắt sản phẩm từ vải nhẹ nhàng hoặc phơi trực tiếp để áo khô tự nhiên.
- Không sấy máy: Nhiệt độ cao của máy sấy có thể làm hỏng cấu trúc sợi cashmere.
10.5. Xác định chất lượng của vải Cashmere bằng cách nào?
Để xác chất lượng của vải người dùng có thể dựa vào các tiêu chí như: Cảm giác chạm, độ đàn hồi, đường may, nhãn mác, giá cả,… Tuy nhiên, để chắc chắn hơn với loại vải này thì tốt nhất bạn nên chọn mua sản phẩm từ vải cashmere ở cửa hàng uy tín và tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc về vải cashmere là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng ra sao? Mong rằng qua những chia sẻ của Gạo House sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn được sản phẩm chất lượng từ loại vải này. Nếu bạn đang cần đặt may đồng phục giá tốt, chất liệu vải cao cấp thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Gạo House để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé!